13/12/09

Sửa điện thoại: “giao trứng cho ác”!

Dù biết tôi là phóng viên, một chủ tiệm điện thoại ở An Giang vẫn thẳng thắn: “Máy khách bị hư, biết rằng mang đến tiệm nào sửa cũng không được nên tụi tui đành “luộc” một vài món, như màn hình chẳng hạn. Tui không “luộc” thì tiệm khác cũng “luộc” thôi...” . Tôi nghe mà ớn lạnh!

Và nếu bạn ở Nhơn trạch - Đồng Nai thì đừng vào tiện điện thoại Song Phương ở Hiệp Phước mà sữa điện thoại, vì tôi đã từng đi công tác ở đây và cũng bị luộc hết 1 lần.

Với những chiếc điện thoại không lên nguồn khi đem ra những cửa hàng kém uy tín thì 99% máy sẽ bị thay thế linh kiện. Màn hình sẽ là món mồi béo bở nhất, bởi bộ phận này giá thành cao, dễ thay thế và nhìn sơ qua chủ máy không thể nào phân biệt đâu là thật, đâu là giả. Khi đã thay một màn hình “chết” vào, chủ cửa hàng liền trả lại cho khách với lí do không sửa được. Nếu ngay lập tức máy được đem đến một trung tâm sửa chữa uy tín thì sẽ được “cứu”, còn nếu vẫn tiếp tục cuộc hành trình qua những tiệm điện thoại “ma” thì cuối cùng chiếc mobile sẽ chỉ còn là một đống các linh kiện hỗn hợp.

Những thực tế ít người biết

Theo một cuộc khảo sát nhỏ, những người được hỏi đa số đều có câu trả lời chung: sửa máy ở những cửa hàng gần nhà, một số khác lại cho rằng nên đem máy đến các siêu thị điện thoại. Tuy nhiên, không phải siêu thị điện thoại nào cũng có chức năng sửa máy như nhiều người lầm tưởng. Và cứ 10 cửa hàng điện thoại hiện nay thì chỉ có khoảng 3 cửa hàng là thật sự có nhân viên kĩ thuật sửa máy. Hạn chế ở các cửa hàng nhỏ thì ai cũng biết, với một hoặc hai nhân viên thì không thể nào bao quát được hết “bệnh” của tất cả các dòng máy, và cũng khó có thể trang bị đầy đủ các phương tiện sửa chữa (một bộ phương tiện đầy đủ có thể đáp ứng được 3 dòng máy Nokia, Motorola, Samsung ước tính trên 30 triệu đồng). Khi nhận những máy khó vượt khả năng, đa số cửa hàng đều đem lên những trung tâm sửa chữa lớn nhằm hưởng chênh lệch. Một thực tế không phải ai cũng biết, rằng “sân sau” sửa chữa cho các siêu thị, các cửa hàng điện thoại chính là những trung tâm sửa chữa lớn.

Vài trung tâm sửa chữa tiêu biểu

Những trung tâm sửa chữa lớn mặc dù không nhộn nhịp, rình rang như các siêu thị nhưng cũng có mặt bằng rộng, đội ngũ tiếp tân cực kì chuyên nghiệp. Nơi đây chính là điểm “tập kết” của rất nhiều máy hư từ các siêu thị, cửa hàng điện thoại nhưng nếu bạn là khách lẻ thì cũng cứ yên tâm về chất lượng phục vụ và giá cả. Điểm sửa chữa đầu tiên phải kể đến là Hồng Quang (326, đường 3/2, Q.10), một địa chỉ được biết đến nhiều nhất trong giới. Hồng Quang có thâm niên gần 10 năm trong nghề, với đội ngũ kĩ thuật viên chủ yếu trình độ Đại học. Đây cũng là trung tâm được các hãng điện thoại như Panasonic, VK mobile tin tưởng giao nhiệm vụ bảo hành các sản phẩm được phân phối chính thức. Một địa chỉ mới xuất hiện gần đây là 6A, Tú Xương, Q.3 của hệ thống siêu thị thegioididong.com. Với sức mạnh của các chuỗi siêu thị điện thoại chính hãng và một loạt các thành công về chiến lược kinh doanh, địa chỉ này hứa hẹn sẽ là một đối thủ đáng gờm của các đàn anh đi trước. Gò Vấp lâu nay vẫn nổi tiếng với chợ điện thoại Nguyễn Kiệm, và giới sửa chữa ở đây đã bắt đầu quen tên 24H (31, Quang Trung, Q.Gò Vấp). Với đội ngũ kĩ thuật viên trẻ, tay nghề cao, 24H hiện đang là “hậu phương” sửa chữa điện thoại cho các siêu thị điện thoại lớn như C.D, Ng.Th.,… Ngoài ra, không thể không kể đến những tên tuổi như AT (127A, Bà Huyện Thanh Quan, Q.3), Thiên Long (82, Trần Hưng Đạo, Q.1), Tân Á Long (76, Bùi Viện, Q.1),…

Mỗi trung tâm trên đều có những thế mạnh riêng về phần mềm, công cụ sửa chữa, linh kiện,… nhưng là khách lẻ, bạn không cần quan tâm đến điều này. Và trong chừng mực nào đó, mỗi trung tâm đều có những kênh liên lạc riêng để cùng nhau giải quyết những “ca khó”. Khi đến đây, khách hàng sẽ được tự mình kí tên lên màn hình, nếu cần thiết có thể kí tên lên Camera, Board máy và vài linh kiện khác để đảm bảo các linh kiện đó không bị “luộc”. Ngoài ra, bạn còn được nhận một phiếu biên nhận ghi toàn bộ tình trạng máy phòng khi không sửa được thì bạn cũng nhận lại máy với nguyên trạng ban đầu. Khi “dế” bệnh, hãy cân nhắc kĩ trước khi quyết định đem sửa ở đâu, bởi “đúng thầy, đúng thuốc” thì mới mau khỏi, và nếu đã mang đến những trung tâm kể trên mà vẫn “bó tay” thì xin chia buồn cùng bạn: rất hiếm khả năng máy được “lành bệnh” ở nơi nào khác.


( Theo eChip Mobile, Mobilenet)

2 nhận xét:

  1. Nặc danh22:57 5/3/10

    bài viết wá nhãm, tui củng là thợ sửa chửa di động, trung tâm ko sửa dc thì đừng mong chổ khác sửa dc, tự tin wá dậy, tự tin dùm àh, ook, 1 câu nói chung của ACE kỷ thuật DT: ko có thằng KT nào ko luộc, chỉ là ít hay nhiều thôi, ko biết gì thì đừng nói bậy ba, ko phải chổ lớn là ko luộc đồ, ko phải trung tâm là ko luộc , chỉ là lấy râu ông này cắm càm bà kia thôi

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh14:31 7/6/10

    cám ơn người viết bài này rất nhiều. bài viết khá khách quan trung thực và giúp ích cho mọi người.

    Trả lờiXóa